- Đau bụng kinh là gì?
- Cơn đau liên quan đến chu kì kinh gọi là đau bụng kinh.
- Hầu như hơn một nửa phụ nữ có cơn đau từ 1 đến 2 ngày mỗi tháng. Thường thì cơn đau này âm ỉ. Nhưng có phụ nữ lại có những cơn đau quằn quại ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày trong nhiều ngày.
- Các triệu chứng đau bụng kinh?
Hầu hết phụ nữ đều đau bụng quanh chu kì kinh. Tuy nhiên, cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu và chóng mặt.
- Các loại đau bụng kinh?
Có 2 loại là nguyên phát và thứ phát.
- Đau bụng kinh nguyên phát?
Đau bụng kinh nguyên phát khởi đầu cơn đau trước hoặc trong chu kì kinh. Cơn đau này được gây ra do phản ứng hoá học gọi là prostaglandin tạo thành ở lớp trong tử cung. Prostaglandin tạo thành từ lớp cơ và mạch máu tử cung. Trong ngày đầu kì kinh nguyệt, nồng độ của prostaglandin khá cao. Và khi lớp nội mạc bong tróc, kèm theo các mạch máu thì nồng độ này giảm dần. Điều này lí giải vì sao đau bụng sẽ giảm vài ngày sau đó.
- Độ tuổi bắt đầu đau bụng kinh?
Đau bụng kinh nguyên phát bắt đầu sớm sau dậy thì, khi các bạn gái có kinh lần đầu và theo độ tuổi, thì cơn đau bụng kinh sẽ giảm dần. Đau bụng kinh nguyên phát sẽ giảm sau khi mang thai.
- Đau bụng kinh thứ phát?
Đau bụng kinh thứ phát được gây ra bởi bất thường các cơ quan sinh sản. Cơn đau có khuynh hướng tăng dần và kéo dài hơn chu kì kinh nguyệt. Ví dụ, cơn đau bắt đầu trước khi có kinh nguyệt, và không hết đau khi hết kinh.
- Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát?
- Lạc nội mạc tử cung: xảy ra khi lớp trong tử cung ở những vị trí khác như buồng trứng, tai vòi, phía sau tử cung và bàng quang. Tương tự lớp nội mạc tử cung, những tế bào này sẽ rụng và chảy máu tuỳ vào nồng độ thay đổi của hormone. Và gây ra đau, đặc biệt là trong chu kì kinh nguyệt. Những mô này rơi rớt trong vùng chậu, gây viêm dính và gây đau.
- Bướu sợi: phát triển trong hoặc ngoài cơ tử cung. Vị trí và kích thước của bướu có thể gây đau.
- Bệnh tuyến trong cơ: là do mô trong lớp nội mạc tử cung lại phát triển trong cơ tử cung, thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi hoặc dậy thì.
- Các vấn đề liên quan đến tử cung, buồng trứng, và các cơ quan sinh dục khác.
- Các nguyên nhân khác: bệnh Crohn’s và bất thường đường niệu.
- Khi nào nên đi khám khi đau bụng kinh?
Khi có đau bụng kinh, nên đến gặp các chuyên gia sản phụ khoa để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Thuốc là phương cách điều trị đầu tiên để giảm đau bụng.
- Các xét nghiệm cần làm để tìm nguyên nhân?
Siêu âm bụng khi uống thuốc không hiệu quả.
Soi buồng tử cung: đưa dụng cụ vào lòng tử cung để quan sát rõ lớp nội mạc. Phương tiện này cần thực hiện trong phòng mổ và được gây mê.
- Khi nào cần điều trị?
Thuốc là phương tiện đầu tay điều trị đau bụng kinh.
NSAIDS, giảm nồng độ prostaglandin, tác dụng với cơn đau vừa đến nặng. Bạn có thể uống từ 1 đến 2 ngày. Chống chỉ định khi bệnh hen, dị ứng aspirin, tổn thương gan, đau loét dạ dày.
- Tác dụng của các loại hormone?
Thuốc ngừa thai chứa estrogen và progestin, như thuốc uống, miếng dán, thuốc đặt âm đạo đều có tác dụng giảm đau bụng kinh.
Thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin, cũng có tác dụng tương tự.
- Tác dụng của vòng tránh thai ?
Vòng tránh thai cũng có tác đụng giảm đau bụng kinh.
Trong nhiều trường hợp, khi đặt vòng tránh thai cũng giúp giảm lượng máu kinh.
Nếu bạn không muốn mang thai, có thể cân nhắc sử dụng biện pháp này.
- Các phương pháp điều trị khác?
Châm cứu, hoặc kích thích thần kinh cũng có thể giảm đau.
Tập thể dục, các bài tập thư giãn
Biofeedback
Bổ sung vitamin B1 và Magie
- Tôi cần làm gì khi bị đau bụng kinh?
Vận động – tập thể dục các ngày trong tuần. aerobic, đi bộ, jogging, đạp xe, bơi lội
Giữ thân nhiệt – tắm nước ấm hoặc chườm ấm tại vùng bụng.
Ngủ - ngủ đủ giấc trước và trong chu kì kinh nguyệt quan trọng.
Thư giãn – thiền hoặc tập yoga.
- Lạc nội mạc tử cung?
Nếu những triệu chứng và soi buồng tử cung tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh, các bác sĩ sản phụ khoa khuyên bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai: thuốc uống, cấy, tiêm, hoặc vòng tránh thai. Thuốc GnRH giúp giảm đau, tuy nhiên cần chú ý các tác dụng phụ, gồm loãng xương, đỏ mặt, và khô âm đạo. Chỉ nên dùng trong thơì gian ngắn.
16. Bướu sợi? bệnh tuyến trong cơ?
Có thể dung thuốc NSAIDS, thuốc ngừa thai, hoặc GnRH. Nếu không hiệu quả, thì cân nhắc thắt động mạch tử cung. Mạch máu chính của tử cung sẽ được thắt lại. Phẫu thuật này sẽ cắt nguồn máu nuôi đến tử cung, do đó sẽ làm giảm máu nuôi đến bướu sợi. Hầu hết phụ nữ có chu kì kinh nguyệt bình thưòng sau phẫu thuật này. Và cũng có trường hợp thì kinh nguyệt không thấy nữa.
- Phẫu thuật?
- Nếu đã dùng mọi biện pháp mà vẫn không giảm đau bụng kinh, thì có chỉ định phẫu thuật. Các loại phẫu thuật phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng:
- Bóc nhân xơ hoặc cắt tử cung
- Lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên sau mổ thì những mô lạc chỗ vẫn còn tồn đọng, tuy nhiên phẫu thuật cũng giúp giảm đau một thời gian. Sau mổ, bạn vẫn nên dùng thuốc ngừa thai để trì hõan và ngừa cơn đau tái phát.
- Cắt tử cung đối với bệnh tuyến trong cơ. Cắt tử cung có thể vì nguyên nhân khác khi chúng gây đau bụng kinh nặng. Phẫu thuật là phương tiện cuối cùng điều trị đau bụng kinh.
Nguồn: ACOG
Trên đây là một số thông tin giúp bạn nhận biết được cơn đau bụng kinh, tuy nhiên bạn không nên tự ý điều trị mà cần đến các chuyên gia về phụ khoa hoặc ung bướu để có hướng dẫn cụ thể và liệu trình phù hợp nhằm phát hiện bệnh, từ đó có phương án điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ ngay với phòng khám ung bướu Phan Thịnh để được hướng dẫn theo số đt: 0901651108.