- Chẩn đoán như thế nào?
- Tiền căn gia đình và cá nhân: bệnh lý liên quan, sử dụng thuốc, mang thai, biện pháp ngừa thai…
- Những thông tin về quá trình chảy máu.
- Ghi chú lại thời gian, quá trình và lượng máu, tính chất chảy máu.
- Chu kì kinh nguyệt bình thường.
- Khi chảy máu cấp, cần can thiệp điều trị ngay.
- Khi mất máu nhiều, cần truyền máu.
- Những xét nghiệm nào giúp chẩn đoán?
- Khám lâm sàng, khám phụ khoa.
- Xét nghiệm máu kiểm tra thiếu máu, viêm nhiễm.
- Thử thai
- Kiểm tra bệnh lây qua đường tình dục.
- Dựa vào triệu chứng theo độ tuổi,
- Siêu âm – ghi lại hình ảnh vùng chậu
- Soi buồng tử cung: đưa dụng cụ vào âm đạo và lỗ cổ tử cung, nhìn thấy bên trong tử cung.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: lấy mấu mô trong lòng tử cung
- MRI và CTscan bụng chậu: quan sát rõ các cơ quan vùng chậu.
3. Khi nào dùng thuốc ?
Các loại thuốc này có thêm tác dụng điều hoà kinh nguyệt cũng như tránh thai.
- Do bất thường vấn đề rụng trứng, và bướu sợi có thể dùng thuốc ngừa thai.
- Thuốc uống ngừa thai dạng hỗn hợp hoặc vòng âm đạo chứa estrogen và progesterone. (nếu dung liên tục, có thể giảm chu kì kinh nguyệt hoặc ngưng kinh nguyệt)
- Thuốc chỉ có progesterone, gồm IUD, uống hoặc tiêm cũng giúp giảm xuất huyết. IUD và thuốc tiêm có thể gây ngưng kinh 1 năm.
- Liệu pháp nội tiết cũng giúp điều hoà kinh nguyệt và các triệu chứng khó chịu trong độ tuổi tiền mạn kinh như: bốc hoả, đổ mồ hôi đêm, và khô âm đạo. phụ nữ tiền mạn kinh có thể dung các loại ngừa thai như trên, tuy nhiên liều thấp hơn. Vì các liệu pháp nội tiết có tác dụng phụ: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, và ung thư. Trước khi dung thuốc, cần cân nhắc kĩ lợi ích và nguy cơ dựa vào triệu chứng và tiền căn nội khoa.
- GnRH – thuốc giúp giảm kích thước bướu sợi và điều hoà kinh nguyệt, dùng trong thời gian ngắn (ít hơn 6 tháng). Hiệu quả trên bướu sợi chỉ tạm thời. khi ngưng thuốc, có thể phát triển lại như cũ.
- Tranexamic acid – thuốc uống cầm máu. Uống vào mỗi tháng khi bắt đầu chu kì kinh.
- NSAIDs – bao gồm ibuprofen, giúp cầm máu và giảm chuột rút.
- Nếu có viêm nhiễm, cần dung kháng sinh.
- Khi nào cần phẫu thuật?
Khi dùng thuốc cầm máu không hiệu quả, thì phẫu thuật là lựa chọn kế tiếp. Có nhiều loại can thiệp ngoại khoa tuỳ thuộc và tình trạng chảy máu, độ tuổi, và mong muốn mang thai của bạn.
- Nạo lòng tử cung: lấy lớp trong của tử cung. Thủ thuật này giúp ngưng hoặc giảm xuất huyết. tuy nhiên, sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai, có thể gây nguy cơ xuất huyết ồ ạt. khi thực hiện thủ thuật này cần ngừa thai một thời gian. Thủ thuật này giúp phát hiện ung thư nội mạc tử cung.
- Điều trị bướu sợi:
- Thắt động mạch tử cung: cắt nguồn máu nuôi đến tử cung, giúp ngăn sự phát triển của bướu sợi.
- Phẫu thuật dưới sự hướng dẫn của MRI: dung sóng siêu âm để làm tiêu bướu.
- Bóc nhân xơ: chỉ lấy bướu, không cắt tử cung. Tuy nhiên, có thể tái phát sau phẫu thuật.
- Cắt tử cung hoàn toàn là loại bỏ tử cung khỏi cơ thể. Phương pháp này giúp điều trị bướu sợi và bệnh tuyến trong cơ khi thất bại với các phương pháp kể trên. Có nhiều cách cắt tử cung: ngã âm đạo, phẫu thuật hở hoặc nội soi ngã bụng. Sau khi phẫu thuật, phụ nữ sẽ không còn hành kinh hoặc mang thai nữa.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi gặp bất kì triệu chứng kể trên, liên hệ ngay với phòng khám ung bướu Phan Thịnh để được tư vấn và thăm khám cụ thể, giái đáp mọi thắc mắc.
Nguồn: ACOG