UNG THƯ DẠ DÀY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 17 ngàn ca mắc mới và hơn 15 ngàn trường hợp tử vòng vì căn bệnh này. Việc tiến hành sàng lọc và phát hiện sớm ung thư mang lại hiệu quả tích cực bởi ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì vẫn có khả năng điều trị thành công.
Tại Việt Nam hiện nay tỉ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn cao, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khan, hiệu quả kém, kinh phí điều trị lớn. Ung thư dạ dày giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thưu dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc. Ở giai đoạn này có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (90% sống thêm 5 năm).
KHÁM TẦM SOÁT UNG THƯ DẠ DÀY
- Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, tư vấn giải thích cho người bệnh.
- Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày đảm bảo quan sát toàn bộ niêm mạc dạ dày theo hướng dẫn của các chuyên gia, thông qua hình ảnh cho phép quan sát thay đổi của niêm mạc dạ dày và sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học. Ngoài ra các tổn thương khác của dạ dày cũng thấy được trên nội soi như: polyp, viêm loét, viêm teo, hoặc các tổn thương dạng tăng sản biểu mô tuyến. Bên cạnh đó, nội soi dạ dày cũng là một trong yếu tố để bác sĩ đánh giá tình trạng có nhiễm hay không Helocobacter Pylori, một loại vi khuẩn gây ra ung thư dạ dày, giúp cho việc điều trị dự phòng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Ngoài nội soi, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT. Bác sĩ dựa vào hình ảnh để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh. Hơn nữa qua đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư di căn đến các tạng khác trong cơ thể như: gan, hạch ổ bụng, phúc mạc, phổi…
hình: nội soi dạ dày + sinh thiết
- Sinh thiết
Phương pháp này có thể tiến hành ngay khi nội soi nhìn thấy tổn thương ở niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành làm giải phẫu bệnh. Sinh thiết là thủ tục để xác định xem tổn thương ở dạ dày có phải ung thư hay không.
NHỮNG NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY
- Hút thuốc lá: là một trong những thói quen mà đa số người mắc ung thư dạ dày vẫn duy trì sử dụng.
- Nam giới tuổi trên 40: trong số những người mắc bệnh ung thư dạ dày, có tới 96% là người ở độ tuổi 40 trở lên. Nam giới có tỉ lệ cao khoảng hơn gấp đôi so với phụ nữ mắc ung thư dạ dày.
- Thói quen ăn uống, đồ uống, chiên: những thực phẩm được chế biến như hun khói, thức ăn ngậm tẩm, muối, món ăn chứa lượng muối cao thường có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày có thói quen ăn uống nhạt và thanh đạm.
- Những người mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa: ung thư dạ dày thường gặp ở người đã có bệnh dạ dày từ trước, như tiền sử từng bị phẫu thuật dạ dày, đau, viêm loét dạ dày lâu năm, nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).
- Di truyền: nếu trong gia đình từng có thành viên có tiền sử bị ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày thì bạn cũng nên chú ý hơn đến sức khỏe của mình và tầm soát định kì.
- Ngoài ra những người tăng sản hoặc polyp tuyến dạ dày, thiếu máu nghi ngờ ác tính, dị sản ruột tại dạ dày cũng nên chú ý đến căn bệnh này.
Tại phòng khám ung bướu Phan Thịnh do bác sĩ Phan Xuân Minh Thịnh phụ trách có chuyên môn cao về các bệnh lý ung bướu, trải qua đào tạo liên tục và có thể đưa ra giải pháp cho các vấn đề về bệnh lý ung thư. Liên hệ ngay với số điện thoại 0901651108 hoặc 0822622108 để sớm được giải đáp thắc mắc.