CÁC TỔN THƯƠNG TIỀN UNG CỦA CỔ TỬ CUNG

số 26, đường số 2, khu phố Bình Đường 1, phường An Bình, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Email: acc.phongkham@gmail.com

Điện Thoại:

0822622108 - 0901651108

Ngày đăng: 08/02/2024 - 10:30 AM

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ, tuy nhiên đây cũng là một trong những loại ung thư có thể ngăn ngừa được. Căn bệnh này đã trở nên ít gặp hơn nhờ vào chương trình tầm soát ung thư đã có mặt ở nước ta từ rất lâu. Những chương trình này đã đem lại rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ, ở các lứa tuổi, đặc biệt trong độ tuổi sinh nở. Bên cạnh đó, vác xin chống lại các týp gây bệnh của virus bướu nhú ở người (human papillomavirus HPV), phết tế bào cổ tử cung và tầm soát HPV, soi cổ tử cung cho các kết quả tầm soát bất thường cũng là phương tiện hỗ trợ trong chẩn đoán sớm căn bệnh này.

Hầu như ung thư cổ tử cung đều có nguồn gốc xuất phát do bị nhiễm HPV. Trên thế giới hiện nay đã phát hiện ra 12 typ HPV sinh ung gồm: 16, 18, 31, 33, 39, 45, 51, 52, 56, 58 và 59. Và HPV typ 16 gặp nhiều nhất, chiếm trên 50% các trường  hợp ung thư cổ tử cung. HPV typ 18 chiếm 10%, gặp trong biểu mô tuyến. Lây nhiễm HPV trở thành ung thư qua nhiều con đường và dai dẳng qua thời gian, các đột biến tích lũy dần, dẫn đến thay đổi tế bào như tổn thương trong biểu mô gai grad cao (hay còn gọi là HSIL) và tăng sinh biểu mô cổ tử cung grad cao (hay còn gọi là CIN).

            Mặc dù đã biết đến HPV, nhưng vẫn còn rất ít người dân biết đến mối liên hệ giữa HPV và bệnh ung thư cổ tử cung. Chẳng hạn như hút thuốc cũng là yếu tố nguy cơ của CIN và ung thư, làm giảm miễn dịch của cơ thể đề kháng lại HPV, hay thiếu dưỡng chất folate là tác nhân sinh ung. Ở các nước phương Tây, vấn đề này ít gặp nhưng lại là vấn đề đáng quan tâm với các nước phương Đông, và nước ta cũng nằm trong số đó. Có lẽ quan trọng nhất, thiếu tầm soát là yếu tố nguy cơ cao cho việc tiến triển của HPV thành tổn thương tiền ung và ung thư. Những phụ nữ mang nhiều yếu tố nguy cơ được tầm soát thường xuyên và đầy đủ thì nguy cơ thành ung thư ít hơn so với những phụ nữ ít nguy cơ nhưng không được tầm soát. Các hiệp hội ở Mỹ đã tìm thấy sử dụng biện pháp ngừa thai đường uống làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung gấp 1.9 lần sau 5 năm sử dụng. Lần đầu tiên giao hợp trước 15 tuổi thì nguy cơ ung thư tăng gấp đôi so với phụ nữ quan hệ sau tuổi 23. Một yếu tố quan trọng nữa là khi quan hệ với nhiều người (hơn 5 người) trong đời sống tình dục thì mang nguy cơ gấp 2 lần so với quan hệ cùng một người. Và nếu trong gia đình ở thế hệ đầu tiên có người bị ung thư cổ tử cung thì nguy cơ gấp 3 bị CIN3 hoặc ung thư cổ tử cung tế bào gai.

Các tổn thương tiền ung sau khi phết tế bào cổ tử cung, bao gồm:

  1. Tế bào gai không điển hình có ý nghĩa không xác định (ASC-US):

Đây là kết quả mà phụ nữ khi thực hiện tầm soát thường gặp. Vào lúc này, các chị em cần làm thêm HPV test kiểm tra. Nếu dương tính với typ 16 và hoặc 18 thì cần soi cổ tử cung để khẳng định. Nếu kết quả âm tính với typ 16 và 18 thì lập lại phết tế bào cổ tử cung sau 3 tháng (thực hiện cả pap và HPV). Tuy nhiên, khi chị em không làm được HPV thì theo dõi sau 1 năm bằng pap, kết quả bất thường thì lập lại quá trình trên. Nếu bình thường thì theo dõi sau 3 năm.

  1. Tổn thương biểu mô gai grad thấp (LSIL) + HPV: Là những thay đổi bất thường trong tế bào và có thể là dấu hiệu của ung thư.
  • Nếu kết quả HPV âm tính à lập lại sau 1 năm hoặc soi cổ tử cung. Nếu kết quả sau 1 năm pap + HPV đều âm tính à lập lại mỗi 3 năm. Nếu kết quả ASC hoặc HPV dương tính à soi cổ tử cung.
  • Nếu không làm HPV à soi cổ tử cung.
  • Nếu kết quả HPV dương tính à soi cổ tử cung.
  • Kêt quả soi cổ tử cung âm tính à lập lại sau 3 năm.
  • Kết quả soi cổ tử cung CIN 2,3 à xem phía sau.
  1. Tế bào gai không điển hình, không loại trừ HSIL (ASC-H)

Tất cả phụ nữ đều soi cổ tử cung, và thực hiện HPV test. Vì nguy cơ tiến triển thành CIN3 cũng tương tự với HSIL sau 5 năm. Tất cả phụ nữ đều cần soi cổ tử cung (ngay cả phụ nữ trẻ tuổi hoặc mang thai) để loại trừ nguy cơ ung thư.

  1. Tổn thương trong biểu mô gai grad cao (HSIL)

Tổn thương lúc này tiềm tàng nguy cơ ung thư cao hơn so với các tổn thương trên, vì vậy bắt buộc cần soi cổ tử cung để sinh thiết chẩn đoán, kết hợp với HPV.

  1. Tế bào tuyến không điển hình (AGC)

Nguy cơ tiến triển thành CIN3 khi nhận được kết quả AGC là 10%, và nguy cơ thành ung thư là 3%. Tổn thương gai và tuyến có thể xuất hiện đồng thời. Và dĩ nhiên việc thực hiện soi cổ tử cung là không thể bỏ qua trong trường hợp này. Sinh thiết nhiều vị trí nghi ngờ. Có thể tiến hành sinh thiết sâu hơn bên trong vào lòng tử cung nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ của ung thư tử cung kèm theo. Tuy nhiên, cần chống chỉ định nạo sinh thiết lòng tử cung đối với phụ nữ đang mang thai.

Các tổn thương sau khi soi cổ tử cung (sinh thiết), bao gồm:

  1. Tăng sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN1)

Cần phân biệt đây là kết quả nhận được sau khi soi cổ tử cung và bấm sinh thiết. Đối với trường hợp này, phụ nữ có thể theo dõi mà không cần điều trị. Tái khám sau 1 năm.

Sau 1 năm làm lại phết tế bào cổ tử cung và HPV

à nếu âm tính thì tầm soát lại sau 3 năm.

à nếu dương tính thì soi cổ tử cung lại. Nếu vẫn CIN1 dai dẳng 2 năm thì cần đến gặp bác sĩ để tư vấn thêm. Nếu CIN2,3 thì xem phía sau.

  1. Tăng sinh trong biểu mô cổ tử cung grad cao (CIN2 hoặc CIN3) hoặc ung thư tuyến tại chỗ (AIS)

Đây là tổn thương cần can thiệp bằng nhiều phương tiện, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt, do đó mối bận tâm là độ tuổi, cân nhắc cho lần mang thai về sau. Theo dõi sát chỉ khi soi cổ tử cung đã được quan sát kĩ. Tái khám lại sau 6 tháng bằng phết tế bào cổ tử cung và soi cổ tử cung để đánh giá lại. [nếu kết quả âm tính, thì tầm soát sau 1 năm, kéo dài 3 năm liên tục rồi mới tầm soát như bình thường. nếu kết quả sau 6 tháng bất thường thì sinh thiết lại.]

Điều trị bằng cách làm LEEP hoặc khoét chóp hoặc cắt tử cung (do bác sĩ chuyên khoa ung thư phụ khoa hoặc bác sĩ sản phụ khoa thực hiện).

ẢNH: sưu tầm

Lưu ý:

  • Không thực hiện soi cổ tử cung ở phụ nữ đang mang thai, độ tuổi 21-24 khi có kết quả phết tế bào là ASC-US hoặc LSIL.

Không nên làm HPV test trước tuổi 30 vì khả năng nhiễm HPV cao và có thể tự thoái lui.

Nguồn: 

  1. CLINICAL GYNECOLOGIC ONCOLOGY 9th 2018
  2. American Society for Colposcopy and Cervical Pathology (ASCCP)


Quý khách hàng nếu có quan tâm đến vấn đề phụ khoa, hoặc có các xét nghiệm tầm soát bất thường, có thể liên hệ ngay với số hotline 0822622108 hoặc 0901651108 gặp BS Phan Thịnh để được tư vấn và có chỉ định điều trị kịp thời.