KHI CÂY TRỒNG TRONG NHÀ CÓ “SIÊU NĂNG LỰC” LỌC KHÔNG KHÍ, GIẢM CĂNG THẲNG
Cây trồng trong nhà ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt ở đô thị khi không gian sân vườn bị hạn chế. Không chỉ tạo không gian xanh cho căn nhà, nhiều loại cây còn có “siêu năng lực” thanh lọc không khí, giảm căng thẳng, bảo vệ sức khỏe.
Hiện nay, khi đời sống kinh tế nâng cao, mọi người đều muốn sống trong môi trường xanh, sạch, tốt cho sức khỏe, nên việc trồng cây trong nhà đang được ưa chuộng.
Không khí trong nhà ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe gấp 3 lần ngoài trời.
Một báo cáo của Cơ quan Bảo vệ môi trường cho biết ô nhiễm do không khí trong nhà ảnh hưởng trên sức khỏe con người gấp 3 lần so với ô nhiễm không khí ngoài trời.
Hậu quả của no dẫn đến khoảng 2 triệu ca tử vong sớm mỗi năm, trong đó có 44% do viêm phổi, 54% do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và 2% do ung thư phổi.
Nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ và trẻ nhỏ vì họ thường ở nhà hơn. Đáng lo ngại là trẻ em thường xuyên gặp rắc rối với các bệnh lây truyền qua đường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Chúng ta có thể đang sống trong một ngôi nhà “bị bệnh” mà không nhận ra. Các chất như xylene (trong sơn và sơn mài), benzen (sáp đánh bóng đồ nội thất, thuốc xịt côn trùng), triloroethylene (chất tẩy rửa, chất kết dính), formaldehyde (vải bọc, sáp thơm) và khói thuốc có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, đau họng hoặc khó thở.
mảng xanh trong nhà sẽ giúp chúng ta dễ chịu hơn
Các cây trồng trong nhà giúp lọc không khí, giảm căng thẳng
Có một vài loại cây trong nhà thông thường lại có “siêu năng lực” thanh lọc không khí, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và còn góp phần tạo cảnh quan xanh đẹp mắt.
- Cây lưỡi hổ (Sansevieria trifasciata)
Loại cây này độc đáo nhờ tăng cường sản xuất oxy vào ban đêm và khả năng thanh lọc không khí thông qua việc loại bỏ CO2, benzen, formadehyde, tricloroethylene, xylene và toluene.
Cây có lá dầy, mọng nước, cứng cáp là loại cây trồng trong nhà tuyệt vời và có thể tồn tại trong môi trường điều kiện khắc nghiệt nhất bao gồm nhiệt độ và ánh sáng khác nhau. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước.
- Cây kim ngân (Parachi quatica)
Theo Tiến sĩ B.C.Wolverton – người từng làm việc cho NASA, cây kim ngân làm trong sạch không khí trong nhà nhờ hấp thụ khí CO2 và chuyển hóa các chất thải gây hiệu ứng nhà kính như benzen, formaldehyt, tricloethylene, xylen và ammoniac. Cây có thể làm giảm các chất này trong không khí với bán kính 5m.
Kim ngân còn giúp đuổi muỗi bằng cách tiết ra một loại mùi khiến muỗi không thích và sẽ tránh đi.
Đặt cây kim ngân trong nhà sẽ giúp cho không gian nhà đẹp hơn nhờ màu xanh nổi bật thu hút, thể hiện sự cân bằng, bình tĩnh và thoải mái.
Kim ngân là loại cây bóng râm, ưa ánh sáng yếu, vì vậy khi trồng trong nhà vẫn có thể phát triển tốt.
- Cây cau kiểng (Chrysalidocarpus lutescens)
Cây có nguồn gốc từ Thái Lan, có khả năng giảm ô nhiễm từ thiết bị điện tử và máy móc, giúp làm cho không khi trong phòng trở nên sạch sẽ và thoáng đãng.
Sự xanh tươi của cây không chỉ làm dịu mắt mà còn mang lại cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng và mệt mỏi sau những giờ làm việc hay học tập căng thẳng.
Cây cũng có khả năng hấp thụ các chất độc hại như ammoniac và giảm khí thải có hại trong không khí, tạo ra một môi trường trong sạch và lành mạnh. Các nghiên cứ của NASA đã chứng minh rằng cây còn có khả năng loại bỏ chất độc hại và kim loại nặng trong tầng khí quyển, đồng thời có thể đuổi đi côn trùng gây hại cho sức khỏe.
Cau kiểng cần đất ẩm vừa phải, nên tránh tưới nước nhiều, cây ưa thích ánh sáng vừa phải, chứ không cần ánh sáng trực tiếp nên phù hợp trồng trong nhà.
- Cây ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus)
Nếu muốn có giấc ngủ ngon, có thể đặt một chậu ngux gia bì hương trong phòng ngủ hoặc cạnh cửa sổ. cây tỏa mùi hương nhẹ nhàng độc đáo, nhưng thơm hơn khi lá của nó được chà xát hoặc nghiền nhẹ.
Tinh dầu của cây có khả năng cải thiện tâm trạng và làm dịu giúp người sử dụng có giấc ngủ sâu và dài hơn. Điều này đặc biệt quan trọng cho những người thường xuyên khó ngủ hoặc tâm trạng hay lo âu do căng thẳng.
Ngũ gia bì rất thích hợp trồng trong nhà vì khả năng đuổi muỗi. cây còn có khả năng làm sạch không khí trong môi trường sống, điều hòa khí hậu tự nhiên và hút các khí độc, đặc biệt là formadehyte nên có lợi cho sức khỏe con người.
Cây rất dễ trồng và chăm sóc, phát triển tốt quanh năm, rất ưa nước. nếu cây trồng trong nhà, nên tưới nước 2 lần/ tuần để tránh vi khuẩn sinh sôi do đất ẩm quá lâu.
- Cây lược vàng (Callisia fragrans)
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các loại ung thư. Đặc biệt là cây có khả năng tẩy uế và làm trong sạch ô nhiễm không khí trong phòng, phóng thích ra những chất có ích trong điều trị các bệnh hô hấp. cây rất dễ trồng, chịu bóng mát, ít nước.
“Khi lựa chọn cây cảnh như thế nào cần cân nhắc sao cho phù hợp. Tránh đừng để bị ô nhiễm không gian sống như tưới tồn đọng hoặc cây trồng thủy canh co thể gây muỗi hoặc vi sinh vật, nấm mốc trong đất trồng lây lan trong không khí không tốt cho sức khỏe”.
Bên cạnh những cây nên trồng trong nhà thì chúng ta cần lưu ý một số cây cảnh cần tránh trồng trong nhà gồm:
- Cây trúc đào: toàn cây nhất là lá đều chứa nhiều nhựa mủ thuộc nhóm glycoside tim, có thể gay dộc cho trẻ em và người lớn. CHất dộc có thể gây bỏng da, ngứa da, loét giác mạc nếu văng trúng vào mắt. Nếu nhai lá có thể gây tử vong do loạn nhịp tim.
- Cây thầu dầu: hạt chứa ricin rất độc, có thể gây tử vong tức thì nếu nhai 4-8 hạt (trẻ em hoặc người lớn).
- Cây xương rồng gai: nhựa rất độc có thể gây ksich ứng da và niêm mạc. vào mắt có thể gây mù.
- Cây thiên tuế: hạt có chứa cycasin, một chất độc có thể gây hại cho gan, Ngoài ra, các đầu nhọn của tán lá có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và vật nuôi trong nhà.
- Cây vạn niên thanh: loại cây trồng trong nhà này được nhiều người yêu thích nhưng nhựa cây có thể gây kích ứng miệng dữ dội nếu ăn phải. Rất nguy hiểm nếu nhà có trẻ con và chó mèo.
- Cây thường xuân: cây có thể gây kích ứng lưỡi và gây khó chịu nếu ăn phải. Khi dùng quá mức, nó có thể gây sưng tấy nghiêm trọng ở vùng cổ.
- Cây trầu bà: loại dây leo được trồng trong nước nhưng hãy để ý các triệu chứng như nóng rát và sưng miệng, môi và lưỡi, khó nói hoặc nuốt, nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy của trẻ con trong nhà nếu chúng ta ăn phải lá.
- Cây nha đam (lô hội): cây được trồng phổ biến trong nhà, công dụng làm đẹp da, giảm viêm do có anthraquinone. Nhưng ngược lại, nếu trẻ em hoặc vật nuôi trong nhà ăn phải nhựa lá có thể dẫn đến nôn mửa, mệt mỏi và tiêu chảy.